VCF: Vinacafe báo lãi lớn nhờ tiết giảm chi phí đầu vào

 

Dù doanh thu thuần gần như đi ngang nhưng trong quý 3/2023, Vinacafe (VCF) báo lãi 112 tỷ đồng, tăng 49,7% so với cùng kỳ, nhờ tiết giảm chi phí đầu vào.

Vinacafe (VCF) báo lãi tăng 49,7% so với cùng kỳ, nhờ tiết giảm chi phí đầu vào.

Công ty CP Vinacafe Biên Hòa (Vinacafe; HoSE: VCF) vừa báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý 3/2023. Theo đó, Vinacafe ghi nhận doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 547 tỷ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, giá vốn bán hàng của doanh nghiệp giảm 6% so với cùng kỳ, xuống còn 422 tỷ đồng.

Ngoài ra, doanh thu từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp tăng mạnh 171,5% so với cùng kỳ, lên 24,6 tỷ đồng. Trong khi, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm nhẹ so với cùng kỳ.

Hoạt động kinh doanh khởi sắc giúp Vinacafe ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 112 tỷ đồng, tăng 49,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu thuần của Vinacafe tăng 2,8% so với cùng kỳ lên 1.541 tỷ đồng. Trong khi, giá vốn bán hàng tăng 4,7% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp sản xuất cà phê hòa tan này tăng 106%, lên 61 tỷ đồng. Chi phí tài chính giảm 92% xuống còn 7,1 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm 40%, xuống còn 15,6 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2023, Vinacafe báo lãi 307 tỷ đồng, tăng 45,5% so với cùng kỳ.

Vinacafe báo lãi 307 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2023, gần bằng lợi nhuận ròng cả năm 2022.

Tính đến thời điểm cuối tháng 9/2023, tổng tài sản của Vinacafe đạt 2.493 tỷ đồng, tăng gần 390 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, vốn chủ sở hữu doanh nghiệp ở mức 1.969 tỷ đồng, tăng 18,4% so với đầu năm, tương ứng tăng hơn 300 tỷ đồng. Nợ phải trả của doanh nghiệp ở mức 523 tỷ đồng (phần lớn là nợ ngắn hạn 519 tỷ đồng), tăng 18% so với cùng kỳ. Như vậy, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của Vinacafe đang ở mức 0,26 lần.

Giải trình về biến động số liệu BCTC quý 3/2023, Vinacafe cho biết lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 49,7% so với cùng kỳ năm 2022 là do: Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh trước thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty tăng 38,1%, chủ yếu là do tiết giảm hiệu quả chi phí đầu vào; Thu nhập thuần từ hoạt động tài chính tăng 171,5%, do doanh nghiệp tối ưu hóa dòng tiền cho hoạt động đầu tư.

Trước đó, trong các năm tài chính 2019, 2020, 2021 và 2022, Vinacafe ghi nhận lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 677 tỷ đồng, 720 tỷ đồng, 428 tỷ đồng và 319 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 20/10, giá cổ phiếu VCF ở mức 187.000 đồng/cổ phiếu, giảm 0,11% so với phiên giao dịch trước đó, khối lượng giao dịch khớp lệnh 600 đơn vị.

Đáng chú ý, dù kết quả kinh doanh khởi sắc nhưng trong 5 phiên giao dịch gần đây, cổ phiếu VCF đã có 4 phiên giảm giá và 1 phiên đứng giá. Từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu VCF đã “bốc hơi” gần 17%, tương ứng với 38.000 đồng/cổ phiếu.



Giới công nghệ ồ ạt sa thải nhân sự

Giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 6 năm nay đã có hơn 20.500 nhân sự tại các công ty công nghệ bị sa thải.

Propzy, công ty khởi nghiệp về công nghệ bất động sản sau một thời gian cắt giảm 50% nhân sự, vừa thông báo chấm dứt hoạt động tại Việt Nam. Việc một công ty startup từng gọi được những vòng vốn hàng chục triệu USD như Propzy vừa phải quyết định đóng cửa tại Việt Nam chỉ là hệ quả mới nhất cho một làn sóng cắt giảm chi phí, sa thải nhân sự đang diễn ra của giới công nghệ trên toàn cầu.

Làn sóng sa thải tại ngành công nghệ lan rộng từ Bắc Mỹ với những cái ông lớn như Meta, Netflix sang khu vực châu Âu và giờ là châu Á. Tại Trung Quốc, các tập đoàn lớn như Alibaba, Tencent… đã cắt giảm hàng nghìn lao động.

Shopee - sàn thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á, tháng trước vừa tuyên bố giảm 3% nhân sự tại Indonesia và rút hoàn toàn khỏi 4 thị trường nhằm tối ưu hiệu quả hoạt động.

Làn sóng sa thải nhân sự, cắt giảm chi phí đến từ nhiều nguyên nhân. Trong đó ảnh hưởng lớn nhất là áp lực lạm phát đẩy mặt bằng lãi suất tăng làm tăng chi phí doanh nghiệp. Nguy cơ suy thoái làm giảm sức cầu tiêu dùng. Mặt khác, ngay cả các nhà đầu tư cá mập cũng không còn kiên nhẫn với lộ trình tìm kiếm lợi nhuận từ các công ty công nghệ.

(Theo VTV)

Domain for sale

DomainPriceBuy or Offer
googmost.com Offer  
ebook2mail.com Offer http://youname.com 
lazyad.com Offer Contact 
b2btalking.com Offer Domain Information 
gsharing.com Offer Visit 
Showing 5 items from page Buy Domains sorted by edit time. View more »

Cộng đồng Doanh nhân

Cộng đồng Doanh nhân


Doanh nhân cộng đồng, họ là ai?

Posted: 08 May 2011 02:44 PM PDT


Tác giả :  Hoàng Cửu Long


Các nhà tỉ phú trên thế giới ngày càng hướng vào các hoạt động từ thiện. Vợ chồng ông Bill Gates lập quỹ từ thiện mang tên mình và tặng 99% tài sản cho các hoạt động từ thiện rồi tới tỉ phú đầu tư tài chính Warrent Buffett và còn nhiều tỉ phú khác. Họ được cả thế giới ngưỡng mộ không chỉ vì tài năng xuất chúng, sở hữu những tài sản đồ sộ mà còn vì họ có những tấm lòng vàng. Họ là doanh nhân nhưng không bó gọn trong sản xuất, kinh doanh mà hướng tới lợi ích cộng đồng. Người ta gọi họ là "Doanh nhân cộng đồng".

Thế nào là Doanh nhân cộng đồng?


Mang đầy đủ tố chất của một doanh nhân đúng nghĩa, nhưng Doanh nhân cộng đồng (DNCĐ) lao động dựa trên những nỗ lực nhằm phát kiến, tìm kiếm những cơ hội và khả năng ưu việt của mình để khai thác mọi nguồn lực với mục đích cao nhất là tạo nên những giá trị mang tính xã hội. Theo các chuyên gia kinh tế, những hoạt động DNCĐ gồm:

Đề cao sứ mệnh của mình là tạo ra và duy trì những giá trị cho cộng đồng.


* Luôn nhận thức đúng đắn và kiên trì tìm kiếm những cơ hội mới nhằm phục vụ cho sứ mệnh này.
* Luôn xông xáo với những hoạt động phát kiến, duy trì và tạo ra những giá trị mới vì cộng đồng.
* Hoạt động hết mình, không quản khó khăn để đạt mục tiêu cho cộng đồng dựa trên những nguồn lực sẵn có.
* Thể hiện sự ý thức trách nhiệm trong công việc cũng như những giá trị của mình đem đến cho cộng đồng.

Cũng theo các chuyên gia kinh tế, ba yếu tố chính hình thành nên một ĐNCĐ:


* Hoạt động xã hội, từ thiện thường xuyên.
* Những phát kiến luôn hướng về cộng đồng.
* Khi hoạt động kinh doanh phát đạt luôn nghĩ đến những kẻ bất hạnh.Chính sách phát triển tầng lớp Doanh nhân cộng đồng


Chính phủ ở những nước đang phát triển và phát triển nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của lớp DNCĐ. Họ khuyến khích phát triển ngày càng nhiều tầng lớp này theo 7 hướng:

1) Cổ động cho việc hình thành ngày càng nhiều DNCĐ trong xã hội, thông qua kênh thông tin báo chí và các tổ chức giáo dục.

2) Gia tăng sự khích lệ vì lợi ích cộng đồng từ mọi thành phần kinh tế thông qua việc hỗ trợ thuế, thời gian, cung ứng những thông tin đến các doanh nghiệp có tham gia.

3) Cung cấp những huấn luyện cần thiết, những tham vấn xứng đáng và cùng phối hợp thực hiện với doanh nghiệp sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.

4) Phát triển kỹ năng tìm hiểu và kiến thức quản lý ở tầm vĩ mô các vấn đề về xã hội cho doanh nghiệp.

5) Khuyến khích những hỗ trợ mang tính quốc tế. Các doanh nghiệp được khuyến khích lập quỹ hay tài khoản tại các Ngân hàng hay tổ chức quốc tế có uy tín như Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB)...

6) Khuyến khích phát triển tầng lớp DNCĐ ở khối doanh nghiệp hay tập đoàn tư nhân bằng cách cho phép những quyền ưu tiên đặc biệt với cộng đồng, ưu đãi thuế, trao một số quyền hạn nhất định nhằm nâng cao phạm vi của các hoạt động không chỉ mang tầm quốc gia mà còn mang tầm ảnh hưởng quốc tế, cho phép thí điểm một số chương trình tiêu biểu để biểu dương và gây ảnh hưởng đến những doanh nghiệp khác.

7) Ban thưởng: Chính phủ sẽ trao những giải thưởng hay danh hiệu quý giá nhất nhằm đề cao và trân trọng nỗ lực của những DNCĐ. Ngoài ra, Chính phủ có thể đầu tư, tham vấn cụ thể hơn cho những nhóm hay tổ chức những DNCĐ thành công trong những ý tưởng, những dự án của họ.

Trở thành một DNCĐ là một khái niệm khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng dần phổ biến tại các nước có nền kinh tế phát triển. Được gọi là một DNCĐ không chỉ là sự hãnh diện của bản thân người đó mà còn tạo được tiếng vang tất cho cả doanh nghiệp. Chính phủ các nước luôn khuyến khích tạo ra ngày càng nhiều DNCĐ nhằm góp phần đem lại những phúc lợi cho xã hội, cải thiện tình trạng thiếu kém, nâng chuẩn mực giá trị cuộc sống của người dân trong cộng đồng thêm thịnh vượng.
Nguồn: Tạp chí Trí tri
Powered by Blogger